Thành lập công ty doanh nghiệp thì mỗi năm phải đóng bao nhiêu thuế?

Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế. Nộp thuế là một trong những nghĩa vụ của công ty doanh nghiệp đối với nhà nước. Vậy công ty doanh nghiệp phải đóng bao nhiêu loại thuế? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Thuế là gì? Các loại thuế mà doanh nghiệp cần phải đóng

Có rất nhiều khái niệm về thuế. Nhìn chung, khái niệm phổ biến nhất là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Hoặc theo Wikipedia “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.”

Có rất nhiều loại thuế nhưng về cơ bản có 3 loại thuế chính là:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT);

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);

Thuế cần đóng
Thành lập công ty doanh nghiệp thì mỗi năm phải đóng bao nhiêu thuế?

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT là loại thuế gián thu, có nguồn gốc từ thuế doanh thu và được áp dụng đầu tiên tại Cộng hoà Pháp vào năm 1954.

Thuế GTGT hiểu một cách đơn giản là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.

Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, không phân biệt ngành nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh); tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Tổ chức kinh doanh bao gồm: Doanh nghiệp dưới mọi loại hình thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các loại hình hợp tác xã…

Cá nhân kinh doanh bao gồm những người kinh doanh độc lập, hộ kinh doanh và các cá nhân hợp tác với nhau để cùng SXKD nhưng không lập pháp nhân.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN được coi là một loại thuế  trực thu đánh trên thu nhập của một tổ chức kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “ thu nhập doanh nghiệp” được biết đến kể từ khi triển khai công tác nghiên cứu và ban hành Luật thuế TNDN năm 1997, thi hành từ năm 1999 để thay thế cho Luật thuế lợi tức trước đó. Thuế TNDN được hiểu là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế.Thuế TNDN đánh vào Thu nhập chịu thuế (TNCT) của doanh nghiệp, mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng nộp thuế

Theo quy định trong luật thuế TNDN, Nghị định và các Thông tin chi tiết triển khai Nghị định và Luật thì người nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có TNCT, bao gồm:

  Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

  Tổ chức thành lập theo Luật Hợp Tác Xã.

  Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  Tổ chức khác có hoạt động SXKD có thu nhập.

Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế Thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế. Được gọi là thuế trực thu vì các cá nhân khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho chủ thể khác. Các cá nhân chịu thuế TNCN theo thông lệ quốc tế là cá nhân làm công ăn lương, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân góp vốn thành lập công ty hợp danh.

Đối tượng nộp thuế

 1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế TNCN 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Điều 3 của Luật Thuế TNCN 04/2007/QH12 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

 2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

     a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

     b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

 3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại mục 2.

Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải đóng

Ngoài ra phụ thuộc vào ngành, nghề và hoạt động của doanh nghiệp mà còn một số loại thuế như sau:

Thuế tài nguyên: Nếu công ty có các hoạt động khai thác khoáng sản

Thuế xuất, nhập khẩu: Nếu phát sinh hoạt động có liên quan đến xuất, nhập khẩu

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Nếu các hoạt động của công ty nằm trong đối tượng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế bảo vệ môi trường: Nếu các hoạt động của công ty nằm trong đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Thuế sử dụng phi đất nông nghiệp: Nếu có hoạt động sử dụng đất sản xuất để thực hiện xây dựng trụ sở cơ quan, dự án,…

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?

Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.

Xem thêm:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô

Có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không?

Công ty có thể bổ sung thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh không?

Để lại một bình luận

0905 795 139