Theo điều 5 luật đầu tư số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/ 2020 quy định nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây của FATO sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết về thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Nội dung bài viết
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh qua việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau khi thủ tục hoàn tất sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020 quy định những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sau đây:
- Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 Luật đầu tư 2020 trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp có thể đăng ký bổ sung ngành nghề trong quá trình hoạt động kinh doanh không?
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký thay đổi, bổ sung ngành, nghề trong quá trình hoạt động kinh doanh khi có nhu cầu.
Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
- Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
- Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”
Như vậy, khi cần thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp cần liên hệ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để nộp hồ sơ, tiến hành thủ tục thay đổi.
Hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
- Thông báo của người đại diện pháp luật về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
- Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh. (chỉ áp dụng đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ Phần, công ty Hợp danh, Không áp dụng đối với công ty TNHH 1 Thành viên, doanh nghiệp tư nhân).
- Quyết định của Chủ tịch HĐTV/HĐQT về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
- Các văn bản, chứng chỉ tương ứng đi kèm (Đối với việc bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh ở đâu?
– Hồ sơ sau khi soạn thảo xong, doanh nghiệp sẽ phải scan và nộp tại Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia (địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).
– Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ từ Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, mọi người sẽ dùng hồ sơ giấy (bản cứng) nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký thành lập.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Thủ tục thông báo mẫu doanh nghiệp
Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH một thành viên
Công chức viên chức được góp vốn vào công ty hợp danh không?