Xử lý chi phí thuê nhà làm văn phòng không có hóa đơn

Nhiều công ty chọn thuê nhà của các cá nhân cho thuê tài sản để làm nơi làm việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp hay chủ cho thuê cũng có thể nắm rõ cách khai thuế, tính và nộp thuế thuê nhà theo đúng pháp luật. Vì vậy, trong bài viết này, FATO sẽ giải đáp các câu hỏi như: “Cá nhân cho thuê tài sản là gì?” cũng như hướng dẫn doanh nghiệp cách xử lý chi phí thuê nhà làm văn phòng nhưng không có hóa đơn.

Cá nhân cho thuê tài sản là gì?

thuê nhà làm văn phòng
Xử lý chi phí thuê nhà làm văn phòng không có hóa đơn

Theo khoản 1 điều 9 thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm:

  • Cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú;
  • Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;
  • Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

Dịch vụ lưu trú không tính vào hoạt động cho thuê tài sản theo hướng dẫn tại khoản này gồm:

  • Cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác;
  • Cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự;
  • Cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí.

Cách xử lý chi phí thuê nhà làm văn phòng không có hóa đơn

Việc công ty thuê nhà của cá nhân cho thuê nhà thuộc trường hợp Cá nhân cho thuê tài sản. Vậy để ghi nhận được khoản chi phí này thì cần xét các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tổng chi phí thuê nhà của DN nhỏ hơn 100 triệu/năm

Căn cứ khoản 2 điều 4 thông tư 40/2021/TT-BTC quy định: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGTkhông phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.”

Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP) có hiệu lực ngày 25/02/2020: Nếu cá nhân hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì sẽ được miễn thuế Môn bài.

Như vậy, người cho thuê nhà trong trường hợp này không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT, thuế môn bài. Doanh nghiệp không cần phải có hóa đơn GTGT, chứng từ nộp thuế TNCN của chủ nhà nhưng sẽ cần phải xây dựng bộ chứng từ đầy đủ, hợp lý, hợp lệ.

Hồ sơ chứng từ thuê nhà gồm:

  • Hợp đồng thuê nhà;
  • Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Tiền mặt hoặc chuyển khoản).

Trường hợp 2: Tổng tiền thuê nhà của DN lớn hơn 100 triệu/năm 

thuê nhà làm văn phòng

Trong trường hợp này người nộp thuế phải nộp cả 03 loại thuế gồm: Thuế GTGT, thuế TNCN và thuế môn bài. Tiền thuế phải nộp được tính như sau:

Đối với thuế GTGT phải nộp:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5%

Đối với thuế TNCN phải nộp:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5%

Đối với thuế môn bài:

Doanh thu bình quân năm Mức phí môn bài cả năm
Từ 100 triệu – 300 triệu/năm 300.000 đồng/năm
300 triệu – 500 triệu/năm 500.000 đồng/năm
Trên 500 triệu 1.000.000 đồng/năm

Căn cứ theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 25/02/2020 thì Hộ gia đình, các nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được miễn thuế môn bài (từ ngày 01/01 đến 31/12). Tuy nhiên, nếu đã hoạt động sang năm thứ 2 trở đi thì đóng thuế môn bài theo mẫu biểu thuế môn bài nêu trên.

Trong quá trình thương lượng ký kết hợp đồng thuê giữ hai bên, việc thực hiện nghĩa vụ thuế phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng giữa hai bên ký kết.

  • Nếu hợp đồng ký kết để bên thuê là người đi nộp thuế thì DN có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân.
  • Nếu hợp đồng ký kết để người cho thuê là người nộp thuế thì cá nhân đó sẽ trược tiếp đi kê khai, nộp thuế.

Hồ sơ thuê nhà gồm có:

  • Hợp đồng thuê nhà có thể công chứng hoặc không (Từ ngày 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng, Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế);
  • Giấy chứng minh photo công chứng của cá nhân cho thuê nhà.
  • Tờ khai thuế cho thuê tài sản Mẫu 01/TTS (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính);
  • Chứng từ nộp tiền thuế của chủ nhà hoặc chứng từ nộp thuế thay chủ nhà (nếu trong hợp đồng 2 bên thỏa thuận doanh nghiệp sẽ thay chủ nhà nộp thuế);
  • Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, do không có hóa đơn GTGT);
  • Tờ khai lệ phí môn bài.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Xem thêm:

Chi phí xăng xe có được ghi nhận chi phí không?

Chi phí lãi vay có được ghi nhận vào chi phí doanh nghiệp không?

Tiền vé máy bay, khách sạn đi công tác có được tính vào chi phí hợp lý không?

Để lại một bình luận

0905 795 139