Tạm ngừng kinh doanh có kê khai thuế không?

Dịch bệnh Covid đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm ngừng kinh doanh. Vậy tạm ngừng kinh doanh có phải kê khai thuế không? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế như thế nào? Tất cả sẽ được FATO tổng hợp trong bài viết sau.

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?

Theo khoản 3 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016:

“3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”

thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Tạm ngừng kinh doanh có kê khai thuế không?

Theo hướng dẫn tại Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP:

“Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”

Như vậy, để được miễn lệ phí môn bài trong năm tạm ngừng sản xuất, kinh doanh phải thỏa mãn 03 điều kiện:

1. Thời gian tạm ngừng trong một năm dương lịch (tức từ 01/01 đến 31/12);

2. Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;

Lưu ý: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất trước 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng (Khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020).

3. Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng.

Trường hợp không thỏa mãn 03 điều kiện trên đều phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm.

Tạm ngừng kinh doanh có phải kê khai nộp thuế?

Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:

“a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.

d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.”

Như vậy:

  • Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch hoặc năm tài chính (01/01-31/12), không phát sinh nghĩa vụ thuế thì: -> KHÔNG phải kê khai, nộp thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN, báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế.
  • Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh không trọn năm, không trùng với năm dương lịch (thời gian tạm nghỉ kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm của năm dương lịch thứ nhất. Đối với năm dương lịch thứ 2, nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm; nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
  • Cả hai năm đều phải thực hiện kê khai thuế đối với khoảng thời gian phát sinh hoạt động SXKD, phải nộp BCTC, quyết toán thuế TNDN, TNCN…

Tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH?

thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Theo điều 88 Luật số 58/2014/QH13 Luật BHXH quy định:

“1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”

Theo điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:

a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;

b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo thángkhông quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 điều 28 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“b) Người sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc.

Người sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.”

Theo hướng dẫn tại khoản 4 điều 28 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.”

Các lưu ý khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

1. Trong hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký, doanh nghiệp không viết tay vào các mẫu có trong hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;

2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp  đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh.

3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?

Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.

Xem thêm:

Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật

Thành lập trung tâm ngoại ngữ

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Để lại một bình luận

0905 795 139