Học ngôn ngữ đang là xu hướng được xã hội đón nhận mạnh mẽ trong thời kỳ 4.0. Do đó việc có ngày càng nhiều trung tâm ngoại ngữ được thành lập là kết quả tất yếu của hiện tượng này. Hôm nay FATO sẽ gửi đến các bạn một số nội dung cần chú trọng khi tiến hành thành lập một trung tâm ngoại ngữ. Phải làm như thế nào mới phù hợp với quy định của pháp luật? Hãy đọc hết bài viết dưới đây để tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Nội dung bài viết
Thành lập trung tâm ngoại ngữ
Trung tâm ngoại ngữ tin học, là loại hình giáo dục thường xuyên trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Một số hình thức tổ chức của loại hình này bao gồm:
- Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập do Nhà nước đầu tư, thành lập. Loại hình trung tâm này được đảm bảo điều kiện hoạt động theo đúng quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản;
- Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do cá nhân, tổ chức trong nước đầu tư thành lập. Loại hình trung tâm này cũng được đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài Khoản riêng;
- Trung tâm ngoại ngữ, tin học nhận vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức ngoài nước đầu tư một phần hoặc toàn bộ để thành lập. Loại hình này cũng được đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật, được quyền sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
Ngoài ra, tại điều 46 Nghị định 46/02017/NĐ-CP còn có một số quy định về điều kiện thành lập, cho phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học như sau:
- Nơi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo của địa phương;
- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học phải xác định rõ được các vấn đề cốt lõi gồm: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình đào tạo, nội dung giáo dục, bồi dưỡng đối tượng người học; Ngoài ra, các yếu tố như đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bộ máy quản lý vận hành, nguồn lực tài chính, phương hướng xây dựng và phát triển trung tâm cũng cần được thể hiện cụ thể.
Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ
Để thành lập trung tâm ngoại ngữ, đơn vị đứng ra đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản 20 điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, các quy định về hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ được thống nhất như sau:
- Tờ trình đề nghị được thành lập trung tâm ngoại ngữ trình bày theo mẫu có sẵn;
- Đề án chiến lược hoàn chỉnh về việc thành lập trung tâm ngoại ngữ với các nội dung: tên gọi, địa điểm, tính cấp thiết, cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ dạy học của trung tâm; chương trình học, quy mô tuyển sinh; cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức – quản lý và sơ yếu lý lịch của giám đốc dự kiến;
- Biên bản dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm ngoại ngữ
Căn cứ theo nội dung của điều 5 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT, cơ cấu tổ chức của trung tâm ngoại ngữ, tin học được quy định thành các vị trí như sau:
- Giám đốc;
- Phó giám đốc (không bắt buộc);
- Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các hội đồng tư vấn (không bắt buộc);
- Tổ chức Đảng (nếu có) và các tổ chức đoàn thể.
Điều kiện đối với giám đốc, giáo viên của trung tâm
Trong đó, người đảm nhận vai trò Giám đốc trung tâm cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
– Có năng lực quản lý;
– Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc bậc đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 theo khung đánh giá Việt Nam. Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế quy đổi theo mức tương đương;
– Đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Đối với người tham gia hoạt động dưới cương vị Giáo viên thì cần đáp ứng đủ các điều kiện gồm:
- Trường hợp giáo viên là người Việt Nam dạy ngoại ngữ: Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
- Trường hợp giáo viên là người bản ngữ (áp dụng với từng ngoại ngữ cụ thể): Tối thiểu có bằng cao đẳng và chứng chỉ dạy ngoại ngữ phù hợp;
- Trường hợp giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ thì phải đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ hoặc bằng cao đẳng ngoại ngữ kèm chứng chỉ kỹ năng dạy ngoại ngữ phù hợp;
b) Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tối thiểu đạt từ bậc 5/6 theo khung đánh giá năng lực Việt Nam hoặc tương đương kèm chứng chỉ kỹ năng dạy ngoại ngữ phù hợp.
Điều kiện hoạt động trung tâm ngoại ngữ
Căn cứ theo nội dung được quy định trong khoản 21 Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, các điều kiện cần đáp ứng để tổ chức hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học giáo dục gồm:
- Đội ngũ quản lý, cán bộ giáo viên, nhân viên của trung tâm phải đạt mức quy định, chứng minh được năng lực hoạt động của trung tâm;
- Chất lượng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, chương trình và tài liệu dạy học cũng như kinh phí hoạt động phải đảm đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch đề ra.
Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục
Để trung tâm chính thức đi vào hoạt động công khai, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các nội dung sau để trình lên cơ quan quản lý xét duyệt:
- Đơn trình đề nghị được cấp phép hoạt động;
- Bản sao công chứng hoặc đính kèm bản gốc để đối chiếu quyết định thành lập trung tâm đã được cấp;
- Nội quy hoạt động của trung tâm về phương diện giáo dục;
- Chú ý báo cáo điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, chương trình và tài liệu dạy học, thực tế ban quản lý, đội ngũ cán bộ giáo viên của trung tâm; Ngoài ra còn cần văn bản thể hiện quyền sử dụng đất; dự thu kinh phí…
Thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động trung tâm ngoại ngữ
Thẩm quyền cho phép thành lập
Dựa theo nội dung của khoản 1 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP về việc quy định thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ tin học:
- Giám đốc hoặc hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng sư phạm có quyền ra quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc khuôn viên nhà trường;
- Người đứng đầu một tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc tổ chức kinh tế có quyền thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc theo quy định pháp luật. Ngoài ra, nhóm đối tượng này cũng có thẩm quyền quyết định với trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;
- Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo được phép ký quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; Việc đồng ý thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc phạm vi quản lý của các trường đại học, cao đẳng sư phạm và học viện nằm ngoài khuôn viên trường được quy định rõ tại điểm b khoản 1 Điều 4.
Thẩm quyền cấp phép hoạt động
Sau khi được cho phép thành lập, trung tâm cần được cấp phép theo quy định pháp luật mới được xem là hoàn tất thủ tục đăng ký. Căn cứ vào nội dung khoản 1 Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP, quy định thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục cụ thể như sau:
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được phép ký quyết định phê duyệt cho trung tâm ngoại ngữ, tin học bắt đầu hoạt động theo nội dung của điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này;
- Giám đốc đại học, học viện hoặc hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Thủ tục chuyển đổi trụ sở chính khác quận
Nếu cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác trong công ty thì cần làm thủ tục gì?
Có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không?