Nếu cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác trong công ty thì cần làm thủ tục gì?

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông khác. Vậy, đâu là những quy định của pháp luật trong quá trình chuyển nhượng cổ phần? Hồ sơ, thủ tục và quy trình chuyển nhượng cổ phần diễn ra như thế nào?

Quy định về chuyển nhượng cổ phần

cổ đông chuyển nhượng cổ phần
Nếu cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác trong công ty thì cần làm thủ tục gì?

Điểm d khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”

Như vậy cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp sau:

– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

– Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp này thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 không áp dụng trong trường hợp:

– Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Hồ sơ, thủ tục cần thực hiện đối với trường hợp cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần

cổ đông chuyển nhượng cổ phần
Thủ tục chuyển đổi cổ phần là gì?

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông sáng lập

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông phổ thông, việc chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông phổ thông khác hoặc người không phải là cổ đông không cần thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh mà chỉ thực hiện việc chuyển nhượng nội bộ lưu tại văn phòng công tythay đổi thông tin cổ đông trong sổ cổ đông.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập

Trong thời hạn 03 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập tiến hành chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần sẽ tiến hành thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

– Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng;

– Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  2. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thay đổi. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài phải bao gồm chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần không thay đổi;
  3. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  5. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài khác với tỉ lệ từ 51% vốn điều lệ công ty trở lên, hoặc công ty cổ phần hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng phải tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Hồ sơ mua cổ phần bao gồm:

– Văn bản đăng ký mua cổ phần;

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Giấy ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục.

Hồ sơ thủ tục chuyển nhượng cổ phần đối với trường hợp cổ đông không phải nhà đầu tư nước ngoài

(Xem lại tại bài viết THỦ TỤC THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY )

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?

FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triền lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.

Xem thêm:

Thành viên công ty hợp danh có được thành lập công ty TNHH một thành viên không?

Người khác tỉnh có thể mở công ty ở Đà Nẵng không?

Có thể chuyển đổi từ công ty TNHH sang cổ phần không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905 795 139