Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Thế nhưng, theo quy định của Pháp luật Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh tại Việt nam, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy các khái niệm về đầu tư kinh doanh và vốn được hiểu như thế nào? Thủ tục để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định ra sao? Nếu các bạn cũng có những băn khoăn đó, hãy cùng FATO đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về khái niệm đầu tư kinh doanh và vốn đầu tư. Cụ thể, đó là:
- Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Thứ hai, các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đó là:
- Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
- Đầu tư góp vốn thành lập công ty cùng nhà đầu tư Việt Nam;
- Mua phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC – hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Thứ ba, theo khoản 1, 2 Điều 9 Luật đầu tư 2020 Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước trừ trường hợp trừ trường hợp thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Trong đó, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Để hoàn thành quy trình thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có thành viên góp vốn hoặc cổ đông là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
– Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Thủ tục thay đổi công ty sáng lập của công ty cổ phần
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container thì cần điều kiện gì?
Công ty xây dựng thường đăng ký những mã ngành kinh doanh nào?