Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là điều mà rất nhiều người quan tâm. Có cần phải minh chứng vốn điều lệ hay không? Trong bài viết này hãy cùng công ty TNHH Kế toán – Thuế FATO tìm hiểu.
Nội dung bài viết
Vốn tối thiểu để thành lập công ty
Đối với ngành nghề bình thường, Pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa. Tuy nhiên, bạn nên đăng ký một mức vốn phù hợp để đi giao dịch và làm việc với đối tác, ngân hàng. Nếu mức vốn bạn đăng ký quá thấp thì rất khó có được sự tin tưởng. Đây chính là trở ngại lớn trong việc kinh doanh.
Vốn tối thiểu để thành lập công ty tùy thuộc vào quy định của ngành kinh doanh đó.
Những loại vốn cần biết khi mở công ty, doanh nghiệp
Khi thành lập công ty sẽ có 4 loại vốn cơ bản; Vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Vốn điều lệ là gì?
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần; cam kết góp theo thời hạn do pháp luật quy định và được ghi vào điều lệ công ty”
Vốn điều lệ được tự do đăng ký. Người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm dựa trên khoản vốn góp của mình. Tuy nhiên cần đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp vì nó sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải đóng hàng năm.
Vốn điều lệ cho chính là tổng mức vốn đầu tư của các thành viên. Căn cứ vào vốn điều lệ là cơ sở phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm mà thành viên đó đóng góp.
Theo quy định chủ sở hữu, các thành viên góp vốn và cổ đông phải góp đủ số vốn góp. Và cam kết góp vào công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký.
Vốn pháp định
Đây là mức vốn tối thiểu mà công ty, doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật. Khi đăng ký ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Về ý nghĩa pháp lý thì đây là cơ sở nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ chức kinh doanh sau khi thành lập.
Ví dụ:
- Đối với ngành kinh doanh bất động sản mức vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng;
- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay:
– Nội địa: 100 tỷ đồng
– Quốc tế: 200 tỷ đồng
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 6 tỷ đồng.
Vốn ký quỹ
Vốn ký quỹ hay tiền ký quỹ là hình thức gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của công ty, tổ chức. Thông thường vốn ký quỹ sẽ được gửi tại Ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ. Đây là hình thức nhằm đảm bảo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Điều 330, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
- Tiền gửi ký quỹ có thể là tiền hoặc kim khí quý, đá quý, hoặc giấy tờ có giá trị được gửi phong tỏa vào ngân hàng, tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ;
- Trong một số trường hợp cụ thể, nếu tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng nơi được ký quỹ tài sản có thể sử dụng tiền gửi ký quỹ để bồi thường thiệt hại;
- Mọi vấn đề trong quá trình ký quỹ, bồi thường thiệt hại buộc phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật.
Ví dụ một số lĩnh vực cần phải ký quỹ:
- Tư vấn du học;
- Cho thuê lại lao động;
- Kinh doanh bảo hiểm;
- Bán hàng đa cấp;
- Dịch vụ lữ hành ( nội địa, quốc tế);
- Dịch vụ việc làm;
- Kinh doanh tạm nhập – tái xuất;
- Doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Phần vốn này có tỷ lệ nhất định đối với công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Chỉ những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới loại vốn này.
Những quy định trong việc góp vốn
Tài sản góp vốn
Theo điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Công ty xây dựng thường đăng ký những mã ngành kinh doanh nào?
Muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke thì cần làm gì?
Công ty có thể bổ sung thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh không?