Sau khi thành lập, có rất nhiều vấn đề mà doanh nghiệp cần phải giải quyết. Tất nhiên không phải ai cũng nắm được những điều này. Nhất là đối với các doanh nghiệp còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm. Cùng tìm hiểu một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp với FATO trong bài viết này.
Nội dung bài viết
Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì?
Lưu giữ hồ sơ nội bộ
Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên là lưu trữ hồ sơ nội bộ. Tại điều 11 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp cần lưu giữ những hồ sơ, tài liệu sau:
1. Điều lệ công ty, quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
2. Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
3. Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
4. Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
5. Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;
6. Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
7. Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
Những hồ sơ này cần lưu trữ tại trụ sở chính hoặc địa điểm được quy định trong Điều lệ công ty. Thời gian lưu trữ sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp và treo bảng hiệu sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp lên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Nội dung khai báo là nội dung đã đăng ký khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thời hạn khai báo là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp tiến hành làm bảng hiệu và treo tại trụ sở chính công ty. Không có quy định về kích thước nhưng những nội dung: tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số Doanh nghiệp bắt buộc phải có.
Ngoài ra, bảng hiệu công ty là điều kiện cần để làm thủ tục đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử lần đầu.
Đăng ký chữ ký số và sử dụng hóa đơn
Chữ ký số
Chữ ký số/chứng thư số/token điện tử… là một thiết bị chứa dữ liệu đã được mã hóa và thông tin của doanh nghiệp. Được dùng ký thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong giao dịch điện tử hay qua mạng internet.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp chữ ký số như Viettel, New-CA, FPT, Vin-CA,… FATO là một trong những đại lý cung cấp dịch vụ chữ ký số. Do được hưởng chính sách đại lý nên giá thành tại FATO sẽ tốt hơn. Đăng ký ngay dịch vụ chữ ký số tại FATO để nhận được giá ưu đãi so với thị trường.
Doanh nghiệp sau khi thành lập có thể đăng ký sử dụng hóa đơn theo 4 cách:
– Tự in hóa đơn;
– Đặt in hóa đơn;
– Mua hóa đơn của cơ quan thuế;
– Sử dụng hóa đơn điện tử.
Hiện nay, chưa có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử, nhưng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để dễ quản lý, lưu giữ hóa đơn, giảm thiểu trường hợp thất lạc, hư hỏng hóa đơn.
Đối với trường hợp tự in hóa đơn và đặt in hóa đơn thì doanh nghiệp phải được sự chấp nhận của cơ quan quản lý thuế trước khi tự in hoặc đặt in hóa đơn, thường cơ quan thuế sẽ chấp nhận tự in hóa đơn và đặt in hóa đơn đối với công ty lĩnh vực xây dựng với số lượng hóa đơn đầu ra xuất rất ít trong một năm, đối với công ty lĩnh vực thương mại với số lượng hóa đơn đầu ra phát sinh nhiều thì sử dụng hóa đơn điện tử là phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Mở tài khoản ngân hàng
Công việc tiếp theo sau khi thành lập công ty là mở tài khoản ngân hàng. Để có thể thực hiện giao dịch với khách hàng, doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng. Khi phát sinh hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20.000.000 đồng, phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Khi đó doanh nghiệp mới được khấu trừ thuế GTGT và thuế TNDN.
Tài khoản doanh nghiệp sẽ được ngân hàng mở miễn phí. Tuy nhiên ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ duy trì tài khoản. Thông thường, số tiền này là 1.000.000 đồng. Sau này doanh nghiệp đóng tài khoản ngân hàng thì ngân hàng sẽ hoàn trả lại tiền ký quỹ này cho doanh nghiệp.
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập doanh nghiệp các bản sao có công chứng các giấy tờ sau đây:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh;
– CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
– Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (tùy ngân hàng);
– Điều lệ công ty (tùy ngân hàng).
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Thành viên của công ty hợp danh có thể thành lập công ty do mình đứng tên không?
Thành viên công ty hợp danh có được thành lập công ty TNHH không?
Thành viên công ty hợp danh có được thành lập công ty TNHH một thành viên không?