Bạn đang có nhu cầu mở nhà hàng kinh doanh về dịch vụ ăn uống? Bạn chưa biết làm thế nào để đảm bảo đúng các quy trình về thành lập, tổ chức và hoạt động kinh doanh nhà hàng? Bạn không nắm rõ mở nhà hàng cần những giấy phép gì? Hãy để FATO giải đáp những thắc mắc này này trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Mở nhà hàng cần giấy phép gì?
Tùy theo quy mô mà các chủ thể kinh doanh sẽ lựa loại hình hộ kinh doanh hoặc công ty. Thông thường, đối với nhà hàng sẽ ưu tiên chọn loại hình công ty để dễ phát triển và quản lý. Do đó, khi mở nhà hàng cần có những giấy phép sau đây:
- Giấy chứng những đăng ký ngành nghề dịch vụ ăn uống, nhà hàng
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ
- Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề dịch vụ ăn uống, nhà hàng
Các ngành nghề thuộc dịch vụ ăn uống, nhà hàng doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh đó là:
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động | 5610 |
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng | 5621 |
Dịch vụ ăn uống khác | 5629 |
Dịch vụ phục vụ đồ uống | 5630 |
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Từ đó có thể rút ra được khi mở một nhà hàng độc lập, chủ thể kinh doanh cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Theo Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ
Trong trường hợp kinh doanh thêm rượu, chủ thể kinh doanh cần phải có Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ. Để được cấp giấy phép này, cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, khoản 2 Điều 16 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh
- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
Đây là loại giấy phép cần phải có đối với các nhà hàng kinh doanh cả mặt hàng thuốc lá. Giấy phép này sẽ được cấp bởi Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – sau đây gọi chung là Phòng Công Thương).
Điều kiện để được cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá bao gồm:
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.
- Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.
Xem thêm:
Doanh nghiệp có bao nhiêu người đại diện theo pháp luật
Mã ngành công ty du lịch thường đăng ký là gì?
Thành viên không góp đủ số vốn vào công ty thì cần làm gì?