Quán ăn, quán nhậu là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Khi nhu cầu ăn uống, hội họp của người dân ngày càng cao. Đây cũng là hình thức không yêu cầu số vốn quá cao nhưng mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy mở quán ăn, quán nhậu thì nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Loại hình nào sẽ mang lại hiệu quả hơn? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Điều kiện kinh doanh quán ăn, quán nhậu, nhà hàng bình dân
– Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh; và có đăng ký ngành nghề liên quan dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
– Theo khoản 10 Điều 5 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 quy định hành vi cấm sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Như vậy, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải tiến hàng xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Trường hợp nhà hàng ăn uống của bạn có kinh doanh thêm hoạt động bán lẻ rượu thì bạn còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định tại Thông tư 60/2014/TT-BCT. Đối với trường hợp bạn chỉ kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ ăn kèm đối với đồ ăn thì không cần phải xin giấy phép bán lẻ rượu mà chỉ phải thông báo với Phòng Công Thương (Phòng Kinh tế) trên địa bàn trước khi thực hiện kinh doanh theo quy định tại văn bản số 3414/BCT-TTN ngày 07/4/2015 của Bộ Công Thương.
Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh quán ăn, quán nhậu, nhà hàng bình dân phải có đủ các điều kiện sau đây:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
– Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
– Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
– Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
– Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ; có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
– Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
– Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
– Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
– Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
– Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
– Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
– Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
– Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tuy nhiên, những cơ sở này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tương ứng.
Kinh doanh quán ăn, quán nhậu nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Khác với những thủ tục rườm rà và phức tạp khi đăng ký công ty, thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản và dễ dàng.
Để thành lập hộ kinh doanh không đòi hỏi số vốn quá lớn. Điều này phù hợp với những người hoặc gia đình có nhu cầu kinh doanh quán ăn, quán nhậu nhỏ lẻ. Hình thức kinh doanh này còn được áp dụng chế độ thuế khoán. Tức là chủ hộ sẽ đóng mức thuế cố định hàng tháng do cơ quan thuế ấn định. Và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu từng năm mà không có chi phí phát sinh nào khác. Tuy nhiên, hình thức này sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn huy động vốn do quy mô nhỏ lẻ. Cùng với đó, hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
Nếu bạn có kế hoạch mở quán ăn, quán nhậu để phát triển thành chuỗi nhà hàng hay chuỗi quán ăn, thì hình thức mà bạn nên chọn là doanh nghiệp; công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đối với công ty như công ty cổ phần sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Giúp bạn mở rộng kinh doanh. Với công ty, doanh nghiệp không giới quy mô số lượng nhân sự. Nên công việc sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn.
Thực tế bạn cũng có thể bắt đầu với hình thức hộ kinh doanh. Khi có đủ vốn và tình hình kinh doanh thuận lợi, muốn mở rộng, phát triển thành doanh nghiệp. Do đó, tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu của bản thân mà các bạn lựa chọn hình thức loại hình kinh doanh quán ăn, quán nhậu cho phù hợp. Nếu chỉ có nhu cầu hoạt động nhỏ lẻ thì hộ kinh doanh là một lựa chọn tuyệt vời. Ngược lại, bạn có đam mê, ước mơ khởi nghiệp lớn thì nên đăng ký công ty để đảm bảo mọi hoạt động sau này được thuận tiện hơn.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.
Xem thêm:
Công ty xây dựng thường đăng ký những mã ngành kinh doanh nào?
Muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke thì cần làm gì?
Công ty có thể bổ sung thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh không?