Công ty mới thành lập kế toán cần làm những gì?

Khi công ty vừa mới đăng ký thành lập sẽ còn một số thủ pháp lý cần phải làm trước khi hoạt động. Tuy nhiên không phải công ty nào vừa mới lập cũng có đội ngũ kế toán chuyên nghiệp để giải quyết. Vậy công ty vừa mới thành lập kế toán cần làm gì? Cùng FATO tìm hiểu trong bài viết sau.

Công ty mới thành lập Kế toán phải làm gì
Công ty mới thành lập Kế toán phải làm gì

Kế toán cần phải làm gì?

Khai và nộp thuế môn bài

Kế toán cần phải khai lệ phí môn bài

1. Khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:

a) Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

b) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

Mức thuế môn bài

Mức thuế môn bài sẽ có 3 bậc phụ thuộc vào số vốn điều lệ đã đăng ký:

  • Bậc 1: Vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ đồng thì mức thuế là 3.000.000 đồng/năm;
  •  Bậc 2: Vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, mức thuế phải đóng là 2.000.000 đồng/năm;
  •  Bậc 3: Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác là 1.000.000 đồng/năm.
Khai thuế môn bài
Khai thuế môn bài

Công ty đăng ký thành lập 6 tháng đầu năm sẽ nộp thuế môn bài cho cả năm. Công ty thành lập 6 tháng cuối năm chỉ cần nộp thuế môn bài cho nửa năm. Tuy nhiên theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên.

Đối tượng được miễn lệ phí môn bài

Ngoài ra, nếu công ty doanh nghiệp bạn thuộc các đối tượng sau thì sẽ được miễn lệ phí môn bài:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất; kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp

7. Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới);

b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.

9. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

a) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

10. Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập

Kế toán cần phải tiến hành khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Có 2 phương pháp để tính thuế GTGT. Phương pháp tính thuế sẽ áp dụng với doanh nghiệp đủ điều kiện tương ứng.

Kê khai theo phương pháp khấu trừ

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.

Hồ sơ bao gồm: Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT, bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mẫu BC26 theo tháng và quý.

Kê khai theo phương pháp tính trực tiếp

Phương pháp này sẽ tính theo doanh thu trực tiếp của doanh nghiệp.

Hồ sơ bao gồm: Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT hoặc 03/GTGT và bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu 04-1/GTGT.

Thời hạn kê khai và nộp thuế

Thời hạn kê khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là 30 ngày kể từ khi kết thúc quý.

Khi Doanh nghiệp kinh doanh đủ 12 tháng, năm tiếp theo sẽ căn cứ vào doanh thu của năm trước.

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN sẽ được khai tạm tính từng quý và khai quyết toán theo năm.

  • Khai thuế TNDN từng quý. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Khai quyết toán thuế TNCN. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch; hoặc kết thúc năm tài chính.

Lựa chọn hóa đơn

Tùy thuộc vào phương pháp kê khai thuế GTGT (khấu trừ hoặc trực tiếp) mà kế toán lựa chọn loại hóa đơn cho công ty của mình. Cụ thể:

  • Nếu doanh nghiệp bạn lựa chọn phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng hóa đơn GTGT gồm các hình thức sau; Hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử,… Lưu ý: Khi đã có hóa đơn điện tử, để có thể sử dụng bạn cần phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn. Việc sử dụng mà chưa thông báo phát hành sẽ bị phạt.
  • Nếu bạn chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng. Bạn có thể lên Chi cục thuế để làm thủ tục mua hóa đơn. Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Tài khoản ngân hàng của công ty

Đăng ký mở tài khoản ngân hàng
Đăng ký mở tài khoản ngân hàng

Để có thể thực hiện giao dịch với khách hàng, doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng. Khi phát sinh hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20 triệu đồng, phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Khi đó doanh nghiệp mới được khấu trừ thuế GTGT và thuế TNDN.

Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Dù doanh nghiệp mới thành lập không phát sinh tài sản cố định vẫn cần phải nộp bản đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định. Khi có phát sinh tài sản cố định, doanh nghiệp cần tiếp tục lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.

Có 3 cách trích khấu hao TSCĐ như sau:

  • PP trích khấu hao theo đường thẳng (thường sử dụng phương pháp này);
  • PP trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
  • PP trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Lao động và bảo hiểm xã hội

– Đối với hồ sơ, báo cáo phải nộp cho Sở Lao động thương binh và xã hội bao gồm:

  • Khai trình việc sử dụng lao động khi mới thành lập;
  • Báo cáo sử dụng 6 tháng năm đầu và 6 tháng cuối năm, quyết định thang lương, bảng lương

– Đối với cơ quan BHXH:

  • Khi lao động ký kết với DN có thời hạn đủ 1 tháng trở lên; thì doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc cho nhân viên.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Xem thêm:

Dịch vụ kế toán – thuế uy tín tại Quận Cẩm Lệ

Dịch vụ kế toán – thuế uy tín tại Quận Hải Châu

Dịch vụ kế toán – thuế uy tín tại Quận Ngũ Hành Sơn

Để lại một bình luận

0905 795 139