Kế toán công nợ có quan trọng trong doanh nghiệp hay không? Nhiệm vụ và công việc của kế toán công nợ phải làm là gì? Cùng FATO theo dõi bài viết để hình dung rõ nét về lĩnh vực kế toán công nợ nhé.
Nội dung bài viết
Định nghĩa về kế toán công nợ
Xét theo nội dung công việc kế toán, kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ ghi chép, kiểm soát, báo cáo các khoản công nợ diễn ra liên tục trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý công nợ tốt là vấn đề rất cần thiết. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Kế toán công nợ phải thu
Kế toán công nợ phải thu phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ kế toán công nợ các khoản phải thu: Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần, do đó, trong nhóm tài khoản này phải thiết lập các tài khoản “ dự phòng phải thu khó đòi” để tính các khoản lỗ dự kiến về khoản phải thu khó đòi có thể không đòi được trong tương lai nhằm phản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu.
Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này.
Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ với từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có (trương trường hợp nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu). Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên hải chỉ tiêu bên “ Tài sản” và bên “ Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán.
Kế toán công nợ phải trả
Kế toán công nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, thanh toán cho các đơn vị. Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn.
Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả
Kế toán theo dõi từng khoản nợ phải trả, từng đối tượng nợ phải trả, phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu và phụ trội, theo dõi các chi phí trả trước theo quy định..
Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào các khế ước vay dài hạn, nợ dài hạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả..
Cuối niên độ kế toán, phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Kế toán phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu và phụ trội khi xác định chi phí đi vay để tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh hoặc vốn hoá theo từng kỳ. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí sản xuất – kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị của tài sản dở dang.
Công việc của kế toán công nợ là gì?
Các công việc của kế toán công nợ chủ yếu liên quan tới việc quản lý công nợ và nợ xấu. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra những chứng từ khi lập thủ tục thu chi
- Lập phiếu thu và chi dựa trên biểu mẫu cho thủ quỹ làm căn cứ để thực hiện chi tiền
- Gửi chứng từ như phiếu thu, chi đến những bộ phận có liên quan
- Giám sát và theo dõi những những khoản tạm ứng của nội bộ công ty
- In báo cáo quỹ và sổ tiền mặt
- Đối chiếu với thủ quỹ về tồn quỹ cuối ngày và tồn quỹ tiền mặt
- Lập chiếu nộp ngân sách – ngân hàng
- Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh, số thứ tự…
- Nhận phiếu nhập – xuất kho hay bản sao hóa đơn để thực hiện thanh toán
- Đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ của công ty và khách hàng hàng tháng và lập lịch thanh toán công nợ của khách hàng
- Tính số công nợ phát sinh mỗi tháng và lập giấy báo thanh toán công nợ
- Lập báo cáo và theo dõi số dư công nợ của công ty thẽo mỗi đối tượng định kỳ hoặc đột xuất hoặc là định kỳ theo yêu cầu của cấp trên
- Thu chi tiền mặt hoặc tạm ứng tiền mặt định kỳ hàng tuần và đối chiếu với số dư tiền mặt…
- Thực hiện đề xuất các giải pháp thu hồi công nợ hiệu quả, nhắc nhở thanh toán công nợ…
Nhiệm vụ chung của kế toán công nợ
Kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đưa ra những định hướng và tham mưu cho cấp quản lý. Từ đó giúp nhà quản lý định hình được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong tương lai.
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ các thông tin, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp thời hạn thanh toán. Kiểm tra và triển khai việc thanh toán đúng hạn. Tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.
- Với trường hợp khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hay khách có dư nợ lớn. Kế toán cần kiểm tra định kỳ hoặc cuối kỳ. Rà soát, đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, khoản đã thanh toán và khoản còn nợ.
- Giám sát thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình kỷ luật thanh toán.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?
Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
Công việc của kế toán tổng hợp cần phải làm trong doanh nghiệp
mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng