Chắc hẳn có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tân doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn liên quan đến kiểm tra thuế. Cụ thể như về trình tự và thủ tục kiểm tra thuế. Thấu hiểu được những mối quan tâm, trở ngại của các công ty, đội ngũ tư vấn của FATO đã tổng hợp những thông tin cần thiết về trình tự, thủ tục kiểm tra thuế trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Lịch kiểm tra thuế
Dựa vào chức năng và nhiệm vụ của ngành thuế, Cục thuế đã đưa ra các văn bản tham khảo, hướng dẫn lên kế hoạch kiểm tra. Mỗi năm, lịch kiểm tra được vạch ra phù hợp với nguồn nhân lực của các cơ quan thuế; tổng số lượng người nộp thuế và điều kiện thực tế trên địa bàn quản lý để xác định rõ các đối tượng cần kiểm tra. Ngoài ra, dựa vào tình hình quản lý thuế ở cơ sở, xác định những người nộp thuế có rủi ro để đưa vào danh sách cần kiểm tra thuế.
Đối tượng kiểm tra
- Quá trình kiểm tra này sẽ xảy ra khi người nộp thuế không thực hiện giải trình, bổ sung các thông tin và tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế, các thông tin trong hồ sơ đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ bằng chứng để xác định tổng số thuế phải nộp theo hướng dẫn quy định về việc Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế được quy định tại Điều 60 Thông tư 156/2013/TT-BTC.Kiểm tra trụ sở đối với trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Thông qua việc phân tích, đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế dựa trên các văn bản hướng dẫn tại Điều 70 Thông tư 156/2013/TT-BTC để xác định các vi phạm về khai sai các khoản thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuế đã hoàn lại, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hay có dấu hiệu trốn và gian lận thuế.
Khi xác định rõ có biểu hiện vi phạm, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. - Kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định;
Dựa vào khoản 2, Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 về kiểm tra trước khi hoàn thuế và khoản 4, Điều 41 của Nghị định này về kiểm tra sau hoàn thuế của Chính phủ quy định cụ thể về việc thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. - Các đối tượng được lựa chọn kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề;
Hàng năm, căn cứ vào nguồn nhân sự của hoạt động kiểm tra, tổng số người nộp thuế đang hoạt động và điều kiện thực tế trên địa bàn quản lý, cơ quan thuế sẽ xây dựng kế hoạch và chuyên đề kiểm tra. Đồng thời, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên sẽ quyết định về việc xây dựng, thông qua, điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra. - Kiểm tra các đối tượng chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển đổi địa điểm kinh doanh và các đối tượng kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền được áp dụng kiểm tra linh hoạt theo quy định tại điều này.
Phạm vi và tần suất kiểm tra
- Đối với các đối tượng được nêu rõ tại khoản 2 và khoản 4 Điều này bị kiểm tra tối đa 1 lần trong 1 năm trên phạm vi toàn diện về việc chấp hành pháp luật về thuế hoặc kiểm tra theo từng biểu hiện vi phạm về thuế của người nộp thuế;
- Đối với các đối tượng được nêu rõ tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được kiểm tra theo từng nội dung cụ thể.
Xử lý chồng chéo trong quá trình kiểm tra
- Trường hợp kế hoạch, chuyên đề kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới có sự giống nhau về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, cơ quan thuế cấp trên thì tiến hành theo kế hoạch của các cơ quan cấp trên;
- Trường hợp kế hoạch, chuyên đề kiểm tra có sự giống nhau về đối tượng kiểm tra với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, cơ quan thanh tra địa phương thì Cục trưởng Cục Thuế phối hợp cùng với Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính để tiến hành kiểm tra, xử lý, báo cáo Tổng cục trưởng xem xét quyết định khi cần thiết.
Quy trình thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
Căn cứ theo quy định của pháp luật, thông thường, các trình tự và thủ tục kiểm tra thuế được diễn ra theo các bước như sau:
Ban hành quyết định kiểm tra thuế
- Thủ trưởng Cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế đối với đối tượng được nêu rõ tại Điều 61 Thông tư này. Việc kiểm tra thuế chỉ được tiến hành khi có quyết định của cơ quan cấp trên. Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế.
- Quyết định kiểm tra thuế được quy định theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thời hạn kiểm tra thuế không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Nếu trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 01 (một) ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình Thủ trưởng Cơ quan thuế gia hạn thời gian kiểm tra. Quyết định kiểm tra chỉ được gia hạn 01 (một) lần, theo mẫu số 18/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian gia hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc thực tế.
- Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
- Các đối tượng kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt theo xác định của cơ quan thuế trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định kiểm tra hoặc trước thời điểm công bố quyết định kiểm tra, thì Thủ trưởng cơ quan thuế sẽ đưa ra Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trong trường hợp cơ quan thuế đã đưa ra quyết định kiểm tra nhưng người nộp thuế đã thay đổi địa điểm kinh doanh, hoặc người đại diện pháp luật vắng mặt trong thời gian dài vì lý do bất khả kháng, hoặc cơ quan có thẩm quyền đang điều tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế thì Thủ trưởng cơ quan thuế sẽ đưa ra Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn tiến hành kiểm tra
Quá trình kiểm tra theo Quyết định phải được thực hiện chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định. Khi bắt đầu kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra thuế, lập Biên bản công bố theo mẫu số 05/KTTT và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định này.
Hoãn thời gian kiểm tra
Trường hợp khi nhận được Quyết định kiểm tra, người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế. Trong đó, nêu rõ lý do và thời gian hoãn để cơ quan thuế xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận hoãn thời gian kiểm tra.
Tạm dừng kiểm tra
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát sinh trường hợp ngoài ý muốn phải tạm dừng kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo lãnh đạo kiểm tra và nêu rõ lý do, thời hạn tạm dừng để giải trình với người ban hành quyết định ra thông báo về việc tạm dừng kiểm tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn kiểm tra.
Người nộp thuế không tuân thủ quyết định kiểm tra
Trường hợp người nộp thuế không tuân thủ quyết định kiểm tra quá thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong thời gian kiểm tra, người nộp thuế trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế quá thời hạn 06 (sáu) giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Biên bản kiểm tra thuế
- Biên bản phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và được ký trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
- Biên bản bao gồm những nội dung chính sau:
+ Các căn cứ theo pháp lý để lập biên bản;
+ Kết luận về từng nội dung đã thực hiện kiểm tra, xác định hành vi, mức độ vi phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định; kiến nghị biện pháp khắc phục không thuộc thẩm quyền của Đoàn kiểm tra.
- Biên bản kiểm tra phải được công bố trước toàn bộ Đoàn kiểm tra và người nộp thuế. Biên bản phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc người đại diện hợp pháp) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (kể cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản), nếu họ là tổ chức có con dấu riêng;
- Nếu còn vướng mắc về các chính sách phải xin ý kiến cấp trên thì ghi chú tại biên bản. Đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với bên nộp thuế khi có văn bản trả lời của cấp trên để xử lý theo quy định;
- Khi kết thúc kiểm tra, trong trường hợp bên nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo kiểm tra trình người ban hành quyết định kiểm tra đưa ra quyết định xử phạt vi phạm theo quy định. Đồng thời, đưa ra thông báo yêu cầu bên nộp thuế ký biên bản kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hành chính hoặc kết luận kiểm tra thuế theo nội dung biên bản kiểm tra và số liệu đã thu thập được trong quá trình kiểm tra.
Xử lý kết quả kiểm tra thuế
Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra để trình người ban hành Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.
- Trường hợp kết quả kiểm tra có sự vi phạm, phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản (Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản kiểm tra), Thủ trưởng cơ quan thuế phải ban hành văn bản Quyết định xử lý vi phạm theo mẫu số 20/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp kết quả kiểm tra không phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành văn bản Kết luận kiểm tra.
- Trường hợp mà phát hiện hành vi vi phạm, người nộp thuế có biểu hiện trốn, gian lận về thuế thì trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra (Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra), đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế để ban hành văn bản quyết định xử lý sau kiểm tra, hoặc chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?
Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
Vi phạm hành chính về thuế bị xử phạt như thế nào
Khai sai thuế có bị phạt không