Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Con dấu ở mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó thể hiện giá trị, niềm tin tưởng và chất lượng của công ty đối với các đối tác, khách hàng. Bài viết dưới đây của FATO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thông báo mẫu dấu doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
Quy định về con dấu doanh nghiệp
Nghị định 01/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp trong đó bãi bỏ một số thủ tục thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu.
Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Quy định về con dấu với các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/07/2015
– Nếu tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp thì được tiếp tục dùng và không phải thông báo mẫu con dấu cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp muốn làm thêm con dấu hoặc thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu như hướng dẫn trên.
– Nếu doanh nghiệp làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Cơ quan công an cấp Giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
– Nếu bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu mới, đồng thời phải thông báo về việc mất con dấu, mẫu Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Thủ tục thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp
– Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Trước khi sử dụng hay khi có sự thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
– Thủ tục thông báo mẫu dấu:
Bước 1: Soạn hồ sơ thông báo
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp lên phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử. Nếu thực hiện thông báo điện tử, doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Chú ý: Doanh nghiệp không phải nộp lệ phí cho Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thông báo mẫu con dấu, Doanh nghiệp phải tự đảm bảo về tính hợp pháp của mẫu con dấu. Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo mẫu con dấu cho doanh nghiệp.
Hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp
– Văn bản thông báo:
+ Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của công ty trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của công ty trong trường hợp thay đổi mẫu / số lượng con dấu.
+ Thông báo về việc hủy mẫu con dấu của công ty trong trường hợp hủy mẫu con dấu.
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy sau ngày 04/01/2021 doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu như Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định trước đây.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên công ty TNHH một thành viên được không?
Công ty cổ phần phải có bao nhiêu cổ đông sáng lập?
Công ty muốn đổi tên cần thực hiện thủ tục gì?