Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Loại hình này chỉ đứng sau công ty TNHH. Tuy nhiên rất nhiều cá nhân, tổ chức thắc mắc về vốn khi đăng ký công ty cổ phần. Vốn điều lệ để thành lập công ty cổ phần bao nhiêu là được? Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần? Cùng FATO đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua. Và được ghi trong Điều lệ công ty.
Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty.
Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn.
Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán.
Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
Theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hòa trả cho cổ đông.
Các loại cổ phần
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Ngoài cổ phần phổ thông còn có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
– Cổ phần ưu đãi cổ tức;
– Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
– Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
Thời gian và trách nhiệm góp vốn của cổ đông công ty cổ phần
Thời gian góp vốn công ty cổ phần
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu; thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời gian góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
Trong thời hạn từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020. Số phiếu biểu quyết của các cổ động được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua; trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Trường hợp chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần
Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết; nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán; và Hội đồng quản trị có quyền bán;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ. Trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
Trách nhiệm của cổ đông chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ
Công ty chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh theo quy định. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định.
Quy định về chuyển nhượng cổ phần
Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều lệ công ty có hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần; các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Về chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch bên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch bên thị trường chứng khoán; trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc; hoặc theo pháp luật của cổ đông để trở thành cổ đông của công ty.
Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế; số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về luật dân sự.
Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân hoặc tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.
Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong số đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24h kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ công ty cổ phần bao nhiêu là được?
Hiện tại Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối đa, tối thiểu đối với công ty cổ phần. Theo quy định chủ sở hữu phải góp đủ số vốn góp. Và cam kết góp vào công ty trong vòng 90 ngày; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Việc đăng ký vốn điều lệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Chỉ cần doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh đúng quy định. Và chịu trách nhiệm theo mức vốn điều lệ đã đăng ký đối với hoạt động và nghĩa vụ tài chính của công ty. Đặc biệt khi xảy ra các vấn đề liên quan đến giải thể, phá sản. Cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ,….
Vốn điều lệ liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng hàng năm. Doanh nghiệp cần xem xét, đăng ký sao cho phù hợp. Doanh nghiệp cần lưu ý thủ tục đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương đối phức tạp.
Ngoài ra, nếu công ty cổ phần của bạn đăng ký các ngành, nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập. Trái lại, nếu doanh nghiệp bạn đăng ký các ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định. Lúc đó mức vốn tối thiểu để đăng ký công ty chính là mức quy định của ngành nghề đó
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.
Xem thêm:
Thành viên của công ty hợp danh có thể thành lập công ty do mình đứng tên không?
Thành viên công ty hợp danh có được thành lập công ty TNHH không?
Thành viên công ty hợp danh có được thành lập công ty TNHH một thành viên không?