Hiện nay công ty TNHH được rất nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn để thành lập. Loại hình này có ưu nhược điểm gì mà được nhiều người lựa chọn đến vậy? Một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu công ty TNHH? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng FATO tìm hiểu trong bài viết này.
Nội dung bài viết
Công ty TNHH là gì? Các loại hình công ty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là doanh nghiệp do tổ chức hoặc cá nhân sở hữu. Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập. Chủ sở hữu có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Hiện nay có hai loại hình công ty TNHH là: công ty TNHH Một thành viên và công ty TNHH Hai thành viên trở lên.
– Công ty TNHH Một thành viên: đây là hình thức đặc biệt của công ty TNHH do một tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Công ty TNHH Hai thành viên trở lên: có 02 thành viên trở lên và không quá 50 thành viên chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.
Ưu nhược điểm khi đăng ký công ty TNHH
Lợi ích của công ty trách nhiệm hữu hạn
– Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ;
– Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm với các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp nên hạn chế rủi ro cho người góp vốn;
– Nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty nhờ chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ.
Nhược điểm khi mở công ty trách nhiệm hữu hạn
– Uy tín của công ty không cao, khó khăn khi ký kết hợp đồng, tìm đối tác;
– Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật;
– Không có quyền phát hành cổ phiếu nên gặp khó khăn khi huy động vốn;
– Số lượng thành viên bị hạn chế (không quá 50 người).
Một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu công ty TNHH?
Theo điều 16 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm thành lập công ty. Cụ thể như sau:
– Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
– Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
– Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
– Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị;
– Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư. Hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;
– Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Do đó, nếu bạn không thuộc những đối tượng trên thì có thể thành lập nhiều hơn một công ty TNHH.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Thành viên của công ty hợp danh có thể thành lập công ty do mình đứng tên không?
Thành viên công ty hợp danh có được thành lập công ty TNHH không?
Thành viên công ty hợp danh có được thành lập công ty TNHH một thành viên không?