Nhu cầu di chuyển ngày càng tăng cao do đó kinh doanh dịch vụ vận tải cũng phát triển mạnh mẽ. Vận tải là lĩnh vực gồm rất nhiều ngành nghề và đòi hỏi điều kiện kinh doanh. Vậy điều kiện thành lập công ty vận tải là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây của FATO.
Nội dung bài viết
Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải
Tùy thuộc vào loại hình công ty mà bạn lựa chọn sẽ yêu cầu những hồ sơ khác nhau. Hiện nay Luật doanh nghiệp quy định có 05 loại hình doanh nghiệp. Do đó cũng có 05 loại hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải. Cụ thể như sau:
Hồ sơ kinh doanh dịch vụ vận tải theo loại hình doanh nghiệp tư nhân
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký theo loại hình công ty hợp danh
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư;
Hồ sơ đăng ký dịch vụ vận tải theo loại hình công ty cổ phần
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức; Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định; tại Phụ lục I-7 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT; Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định; tại Phụ lục I-8 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài). Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP; đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền. Và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đăng kí theo loại hình công ty TNHH Một thành viên
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
– Điều lệ công ty;
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức. Và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Đối với thành viên là người nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Hồ sơ đăng ký công ty TNHH Hai thành viên trở lên
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 01/2021 TT-BKHĐT;
– Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật; hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
– Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP; đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền. Và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.Điều kiện xin Giấy phép kinh doanh vận tải đối với vận tải hành khách bằng xe oto
Điều kiện xin Giấy phép kinh doanh vận tải đối với vận tải hành khách bằng xe oto
Ngành nghề kinh doanh hành khách bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư để được cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải ở Sở Giao thông vận tải để đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi đi vào hoạt động kinh doanh.
Điều kiện về tài chính, năng lực sản xuất
– Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe;
– Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
– Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều kiện về nhân lực
Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh. Và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp; hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải.
Điều kiện kinh doanh của ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hóa
Để kinh doanh vận tải hàng hóa phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã; trong đó quy định hợp tác xã có quyền; trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô; thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.
Xem thêm:
Thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Thành viên không góp đủ số vốn vào công ty thì cần làm gì?