Trong quá trình kê khai và nộp thuế theo quy định của nhà nước, người nộp thuế có thể vi phạm hành vi khai sai thuế. Vậy khi khai sai thuế, người nộp thuế sẽ bị xử phạt như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin về quy định xử phạt về hành vi khai sai thuế.
Nội dung bài viết
Hành vi khai sai không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
Căn cứ Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hình thức xử phạt các trường hợp khai sai thuế nhưng không dẫn đến hậu quả thiếu, hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.500.000 đồng với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng với một trong số các hành vi sau đây:
-
- Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;
- Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.
Trong đó, pháp luật cũng quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp này như sau:
-
- Buộc khai lại và nộp bổ sung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ thuế với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
- Buộc căn chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
Mức xử phạt đối với trường hợp này được quy định theo điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 như sau:
Trường hợp áp dụng
Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định với một trong số các hành vi sau đây:
- Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
- Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
- Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Theo đó, biện pháp khắc phục cũng được quy định như sau:
- Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp đã quá thời hạn xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này. - Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp khác
Trong đó, lưu ý rằng trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?
Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
Vi phạm hành chính về thuế bị xử phạt như thế nào
Trình tự thủ tục kiểm tra thuế