Kế toán trưởng và những điều bạn chưa biết

Kế toán trưởng là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy nhiệm vụ của vị trí này là gì? Doanh nghiệp có bắt buộc phải bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng? Cùng FATO tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.

Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng?

Công việc của kế toán trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của đơn vị, tổ chức doanh nghiệp.

  Lãnh đạo phòng kế toán, chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động của phòng kế toán

– Quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến tài chính, kế toán

– Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán

– Lập báo cáo tài chính doanh nghiệp

– Tham gia phân tích và dự báo về thị trường, tình hình tài chính.

– Báo cáo tình hình hoạt động của phòng cho cấp cao, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị cũng giám đốc

– Nhiệm vụ khác

Kế toán trưởng có nhiệm vụ gì?
Kế toán trưởng và những điều bạn chưa biết

Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng?

Theo điều 55, Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 quy định như sau:

1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;

b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;

c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:

a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;

b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;

c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;

d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

Để làm một kế toán trưởng cần phải có chứng chỉ kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán

Các công ty có phải đều cần kế toán trưởng?

Căn cứ vào điều 20, Nghị định số 174/2016/ND-CP quy định như sau:

Trường hợp cần có kế toán trưởng

Theo quy định của Luật Kế toán 2015 và Nghị định 174/2016/ND-CP của Chính phủ, đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Trường hợp không cần kế toán trưởng

– Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

– Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Tiêu chuẩn và điều kiện 

Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

c) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

e) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Kế toán trưởng và những điều bạn chưa biết
Công việc của kế toán trưởng

Mẫu bổ nhiệm 

CÔNG TY……………………….     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: …/2021/QĐ – ……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                                                                , ngày … tháng … năm 2022

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY……………………………

V/v: Bổ nhiệm Kế toán trưởng Công ty.

 

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ………………….

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.

– Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty…………………….;

– Căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng Quản trị Công ty………………………;

– Căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh;

– Xét năng lực và phẩm chất cán bộ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Bổ nhiệm

Ông/Bà: …………………………..         Giới tính: ……………

Sinh ngày: …./…./….      Dân tộc: Kinh          Quốc tịch: Việt Nam

Số CMND/Hộ chiếu: ……………… 

Nơi cấp: ………………..…..  Ngày cấp: …/…/….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………

…………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………

…………………………………………………………….

Giữ chức vụ: Kế toán trưởng Công ty ………………………………

Điều 2: Ông (bà) ………………………….. có các nghĩa vụ:

– Giúp giám đốc tổ chức công tác kế toán, thống kê, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

– Tuân thủ Luật pháp và tuân thủ quy chế quản lý tài chính của Công ty;

– Phải tổ chức, đôn đốc, kiểm tra các nhân viên kế toán của mình, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của kế toán.

Và các quyền:

– Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp lập chứng từ cho các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó một cách chính xác và chuyển về phòng kế toán các chứng từ đó đầy đủ, kịp thời;

– Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp phối kết hợp thực hiện các công việc có liên quan;

– Ký duyệt các chứng từ, báo cáo và phải bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ này.

– Ông (bà) …………………… được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, chế độ công tác phí theo quy định trong Hợp đồng lao động và các quy chế tài chính khác của Công ty

Điều 3: Ông (bà) …………………… và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Nơi nhận:

– Như điều 3

– Lưu VP

T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

 

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Xem thêm:

Vai trò của kế toán công nợ trong doanh nghiệp là gì?

Công việc của kế toán tổng hợp cần phải làm trong doanh nghiệp

Để lại một bình luận

0905 795 139