Khi nhắc đến mô hình Doanh nghiệp tư nhân, có không ít người đặt ra câu hỏi: “Liệu Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không? Để tìm ra lời giải đáp chính xác cho hỏi này, chúng ta cần phải làm rõ các vấn đề dưới đây. Cùng FATO tìm hiểu và giải đáp thắc mắc nhé!
Nội dung bài viết
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp được phép hoạt động tại nước ta cùng với Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần,…
Pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?
Để biết được Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không chúng ta cần xem xét và đối chiếu xem Doanh nghiệp tư nhân có đáp ứng đủ những yêu cầu trong khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự.
– Xét về điều kiện được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan
Doanh nghiệp tư nhân được cá nhân thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Do đó, Doanh nghiệp tư nhân thỏa mãn điều kiện được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015
Theo khoản 2 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ Doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân”. Như vậy, Doanh nghiệp tư nhân thỏa mãn yêu cầu về cơ cấu tổ chức
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
+ Theo khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn đầu tư của chủ Doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ Doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.”
+ Theo khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ Doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ Doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
+ Theo Điều 81 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”
+ Tiêu chí đầu tiên để xét một Doanh nghiệp độc lập về tài sản là tài sản của doanh nghiệp đó phải độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020, thì chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư bất cứ lúc nào. Đồng nghĩa vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng có thể được chủ Doanh nghiệp tư nhân sử dụng như tài sản cá nhân.
+ Về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của Doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình chứ không dừng lại ở số vốn đăng ký đầu tư của Doanh nghiệp tư nhân.
→ Như vậy, tài sản của Doanh nghiệp tư nhân và chủ Doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập rõ ràng do không có ranh giới. Đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn được tiêu chuẩn này.
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp quy định: “Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho Doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho Doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”
Điều này có nghĩa, trong quan hệ tố tụng Tòa án và Trọng tài, Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được nhân danh mình tham gia với tư cách độc lập. Thay vào đó sẽ phải tham gia với tư cách là Chủ của Doanh nghiệp tư nhân. Điều này cũng có nghĩa, Doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn được tiêu chuẩn này.
Như vậy, dựa trên những phân tích trên có thể đưa ra kết luận: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không thỏa mãn 2 điều kiện:
– Tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với cá nhân chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân
– Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài, Doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Công ty TNHH MTV muốn tăng vốn thì cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Thành viên không góp đủ số vốn vào công ty thì cần làm gì?