Nội dung bài viết
Khi nào bị kiểm tra thuế?
Hầu hết các doanh nghiệp đang mắc phải vấn đề không biết khi nào bị kiểm tra thuế? Công tác kiểm tra thuế và thanh tra thuế có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung và đảm bảo tính tuân thủ của người nộp thuế nói riêng. Hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế được hiểu theo thông lệ chung chính là hoạt động do cơ quan thuế thực hiện nhằm kiểm tra tài liệu của người nộp thuế để xác định tính tuân thủ pháp luật từ phí người nộp thuế.
Kiểm tra, thanh tra thuế là gì?
Kiểm tra thuế được hiểu là hoạt động của các cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế đối với đối tượng kiểm tra.
Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ thuế phải nộp với NSNN
Nội dung kiểm tra và thanh tra thuế:
Nội dung kiểm tra và thanh tra thuế là việc chấp hành pháp luật thuế. Thông qua phân tích, đánh giá tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra và thanh tra, hoạt động kiểm tra và thanh tra thuế giúp phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vi phạm về pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Từ đó, công tác quản lý thuế được hoàn thiện, tăng cường pháp chế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Căn cứ Điều 109, điều 110 luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về việc kiểm tra thuế. Trong phạm vi bài viết không đề cập đến việc kiểm tra thuế của cơ quan hải quan mà chỉ tập trung vào các trường hợp kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế.
Các trường hợp Doanh nghiệp bị Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế:
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ thuế được quy định như sau: Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
- Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế được quy định như sau:
- Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Các trường hợp Kiểm tra thuế tại trụ sở của Doanh nghiệp
- Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
- Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
- Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền; Đối với trường hợp này, Cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của Doanh nghiệp không quá 1 lần trong 1 năm.
- Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
Bước 1: Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
Bước 2: Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
Bước 3: Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
Bước 4: Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
Bước 5: Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?
Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN THUẾ FATO
Địa chỉ: 146 Quách Thị Trang, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Hotline: 0905 795 139
Email: info@fato.com.vn
Website: fato.com.vn fanpage: dichvuketoanFATO