Dịch vụ thiết kế website có chịu thuế GTGT không?

Chuyển đổi số đang tác động đến hầu hết các hoạt động của xã hội dẫn đến sự nở rộ của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số tại Việt Nam trong thời gian gần đây, tiêu biểu là các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website. Tuy nhiên, một số đơn vị cung cấp dịch vụ này vẫn còn trăn trở với câu hỏi: “Thiết kế website có phải chịu thuế Giá trị gia tăng (GTGT) hay không?” Vậy để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng FATO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dịch vụ thiết kế website có chịu thuế Giá trị gia tăng hay không?  

thiết kế website có chịu thuế gtgt không
Dịch vụ thiết kế website có chịu thuế GTGT không?

Theo khoản 21 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2014, chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ nằm trong số các đối tượng không phải chịu thuế GTGT. “Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Ngoài ra, khoản 21 của điều này cũng quy định: “Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Để các cá nhân tổ chức có cái nhìn rõ ràng hơn, FATO sẽ cung cấp một số thông tin về khái niệm của sản phẩm phần mềmdịch vụ phần mềm. Điều này đã được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 về việc thực hiện một số điều của Luật Công nghệ Thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin.

Sản phẩm phần mềm là gì?

thiết kế website có chịu thuế gtgt không

Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và trình bày hay lưu trữ dưới một dạng vật thể nào đó. Đồng thời có thể trao đổi mua bán hay chuyển giao cho người khác khai thác và sử dụng.

Dịch vụ phần mềm là gì?

Dịch vụ phần mềm là công việc trợ giúp, phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Phân loại sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm

Thêm vào đó, Khoản 2 và khoản 3 điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP cũng quy định về việc phân loại các sản phẩm phần mềmdịch vụ phần mềm. Cụ thể, đó là:

Sản phẩm phần mềm bao gồm các loại như:

  • Phần mềm hệ thống;
  • Phần mềm ứng dụng;
  • Phần mềm tiện ích;
  • Phần mềm công cụ;
  • Các phần mềm khác.

Dịch vụ phần mềm bao gồm các loại như:

  • Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
  • Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
  • Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
  • Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
  • Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
  • Dịch vụ tích hợp hệ thống;
  • Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
  • Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
  • Các dịch vụ phần mềm khác.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Xem thêm:

Có bao nhiêu loại thuế suất thuế GTGT

Các phương pháp tính thuế GTGT?

Cách lập tờ khai thuế GTGT

Để lại một bình luận

0905 795 139