Tài khoản ngân hàng là một trong những điều cần thiết khi công ty mới thành lập. Việc mở tài khoản ngân hàng sẽ giúp các giao dịch của doanh nghiệp nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc có cần thông báo số tài khoản của công ty lên sở kế hoạch đầu tư hay không? Cùng tìm hiểu với FATO trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Tài khoản thanh toán là gì?
Theo thông tư 02/2019/TT-NHNN, “Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện”.
Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
Chủ tài khoản có những quyền gì?
Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định chủ thanh toán có các quyền sau:
1. Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;
2. Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán; dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;
3. Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
4. Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
5. Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa; đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
Chủ tài khoản có nghĩa vụ thực hiện theo Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN và Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi bổ sung . Cụ thể:
1. Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản; thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản;
2. Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư này;
3. Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót; nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
4. Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình;
5. Cung cấp đầy đủ, rõ ràng; chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán. Việc thay đổi thông tin về tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư 02/2019/TT-NHNN;
6. Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
7. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng; lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình;
8. Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;
Quy định cũ về thông báo số tài khoản ngân hàng
Theo điều 9 Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính “Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế).”
Theo đó, trong thời điểm này Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 08-MST; khi có thay đổi, bổ sung tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên bắt đầu từ ngày 15/01/2016, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT có hiệu lực. Cơ quan thuế ngưng tiếp nhận Mẫu 08-MST. Do đó từ thời điểm này, thay vì đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế. Doanh nghiệp sẽ thông báo thay đổi; bổ sung cho Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Quy định mới và việc thông báo số tài khoản lên sở kế hoạch đầu tư
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 có hiệu lực từ ngày 01/05/2021 có quy định mới thay thế Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Điểm mới của Thông tư này là bỏ thông tin về tài khoản ngân hàng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Theo đó, Doanh nghiệp không phải kê khai mục này khi đăng ký thành lập. Đồng thời không cần thông báo khi có thay đổi thông tin về tài khoản ngân hàng với Phòng đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, khi thanh toán hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Doanh nghiệp vẫn cần phải thanh toán bằng chuyển khoản; để được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.
Xem thêm:
Thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Thành viên không góp đủ số vốn vào công ty thì cần làm gì?