Chứng từ kế toán là gì?

Chứng từ là những giấy tờ quan trọng của các nghiệp vụ kế toán. Việc phân biệt và sử dụng các chứng từ khác nhau sẽ cực kỳ hữu ích trong công việc của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng của chứng từ kế toán trong bài viết sau đây của FATO.

Chứng từ kế toán là gì?

chứng từ kế toán là gì
Chứng từ kế toán là gì?

Theo Luật Kế toán 2015, Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. 

Chứng từ kế toán có những nội dung gì?

Một chứng từ kế toán phải có các nội dung sau đây:

– Tên và số hiệu chứng từ;

– Ngày, tháng năm lập;

– Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập;

– Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận;

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

– Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan;

Ngoài những nội dung chủ yếu như quy định, có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Phân loại chứng từ kế toán

Chứng từ
Phân loại

Chứng từ kế toán được chia thành rất nhiều loại, tùy thuộc vào tiêu chí phân loại

Dựa theo công dụng:

– Chứng từ mệnh lệnh: lệnh chi, lệnh xuất kho

– Chứng từ thực hiện: hóa đơn, phiếu chi, phiếu xuất kho …

– Chứng từ thủ tục kế toán: bảng kê chứng từ, chứng từ ghi sổ..

– Chứng từ liên hợp: hóa đơn kiêm phiếu xuất, phiếu xuất kiêm vận chuyển nội bộ,…

Dựa theo địa điểm lập chứng từ

– Chứng từ bên trong: bảng thanh toán lương, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản kiểm kê,…

– Chứng từ bên ngoài: các chứng từ ngân hàng, hóa đơn nhận người bán,..

Mức độ khái quát chứng từ

– Chứng từ tổng hợp: bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, các bảng kê,…

– Chứng từ ban đầu: chứng từ trực tiếp, chứng từ gốc,..

Số lần ghi trên chứng từ

– Chứng từ ghi nhiều lần

– Chứng từ ghi 1 lần

Nội dung nghiệp vụ kinh tế

– Chứng từ về TSCĐ

– Chứng từ về tiền

– Chứng từ về tiền lương

– Chứng từ về vật tư

– Chứng từ về tiêu thụ

– Chứng từ thanh toán với ngân sách

Tính cấp bách của nghiệp vụ

– Chứng từ báo động

– Chứng từ bình thường

Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán

– Thông tin, số liệu là căn cứ để ghi sổ kế toán;

– Phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật;

– Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.

– Cơ quan có thẩm quyền niêm phong phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Xem thêm:

Vai trò của kế toán công nợ trong doanh nghiệp là gì?

mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng

Vai trò của kế toán công nợ trong doanh nghiệp là gì?

Để lại một bình luận

0905 795 139