Để có thể xác định số thuế Giá trị gia tăng của doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức cần lập một tờ khai thuế Giá trị gia tăng. Đây là một văn bản báo cáo thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý của doanh nghiệp để gửi lên cho cơ quan thuế. Vậy lập tờ khai thuế GTGT là gì? Trình tự các bước thực hiện ra sao? Tất cả sẽ được đội ngũ tư vấn của FATO tổng hợp trong bài dưới đây.
Nội dung bài viết
Tờ khai thuế GTGT là gì?
Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp.
Các bước lập tờ khai thuế GTGT lần đầu mẫu 01/GTKT trên HTKK
Bước 1: Truy cập phần mềm Hỗ trợ kê khai
Đầu tiên, người khai thuế truy cập phần mềm hỗ trợ kê khai thuế. Màn hình sẽ xuất hiện giao diện như hình dưới, sau đó người kê khai thuế cần nhập mã số thuế của doanh nghiệp để đăng nhập.
Lưu ý, nếu doanh nghiệp lần đầu khai thuế thì cần phải tải ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế về máy, tiếp theo đăng ký thông tin doanh nghiệp để kích hoạt tài khoản. Sau đó thực hiện các hướng dẫn như trên.
Bước 2: Chọn chức năng “Thuế Giá Trị Gia Tăng”
Sau khi hoàn thành đăng nhập, người khai thuế nhấn vào chức năng “Thuế Giá Trị Gia Tăng” ở góc phải, ấn chọn tiếp “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)”.
Bước 3: Chọn kỳ tính thuế
Để chọn kỳ tính thuế, người khai thuế cần phải biết doanh nghiệp của mình thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay theo quý
Kỳ tính thuế sẽ có giao diện như hình trên, người khai thuế cần hoàn thành các mục thông tin được yêu cầu, bao gồm:
- Nhấn tích chọn “Tờ khai tháng” hoặc “Tờ khai quý”;
- Điền thông tin kỳ khai thuế.
Ví dụ khi khai thuế GTGT vào tháng 7/2021, bên khai thuế sẽ điền vào mục “Tháng” là 07; mục “Năm” là 2021. Trường hợp theo Quý thì thông tin được điền theo Quý kê khai.
- Chọn “Danh mục ngành nghề” ứng với doanh nghiệp của người khai thuế;
- Chọn “Phụ lục kê khai” rồi tích vào ô thông tin ứng với phụ lục đi kèm mà doanh nghiệp có khai thêm. Nếu không khai thêm thì bên khai thuế bỏ qua mục này;
- Cuối cùng, nhấn chọn “Đồng ý” để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 4: Kê Khai thuế trên “Tờ khai thuế GTGT”
Giao diện “TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Mẫu số 01/GTGT)” sẽ bao gồm các nội dung như hình trên, bên khai thuế cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin vào các mục được yêu cầu trên tờ khai như:
- Chỉ tiêu 21: Nhấn dấu tích nếu không phát sinh hóa đơn đầu ra hoặc đầu vào trong kỳ khai thuế.
- Chỉ tiêu 22: Bên khai thuế lấy số GTGT còn được khấu trừ của kỳ khai thuế trước chuyển sang. Chỉ tiêu này giống với số thuế đã ghi trên Tờ khai thuế của kỳ trước ở chỉ tiêu 43.
- Chỉ tiêu 23: Đây là tổng giá trị các mặt hàng, dịch vụ đã mua vào trong kỳ kê khai nhưng chưa có thuế GTGT.
- Chỉ tiêu 24: Đây là tổng số tiền thuế GTGT của các mặt hàng, dịch vụ đã mua vào (bao gồm cả được khấu trừ hay không được khấu trừ).
- Chỉ tiêu 25: Đây là tổng số tiền thuế GTGT các mặt hàng, dịch vụ đã mua vào và được khấu trừ.
- Chỉ tiêu 26: Đây là tổng doanh thu bán các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
- Chỉ tiêu 27, 28, 34, 35, 36, 39, 40, 41, 42, 43: Phần mềm sẽ tự động cập nhật.
- Chỉ tiêu 29: Đây là tổng doanh thu bán các mặt hàng, dịch vụ có mức thuế suất 0%.
- Chỉ tiêu 30 và 31: Đây là tổng doanh thu bán các mặt hàng, dịch vụ có mức thuế suất 5% và tiền thuế GTGT.
- Chỉ tiêu 32 và 33: Đây là tổng doanh thu bán các hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 10% và tiền thuế GTGT.
- Chỉ tiêu 32a: Đây là tổng doanh thu bán các mặt hàng, dịch vụ không phải kê khai và tiền nộp thuế GTGT.
- Chỉ tiêu 37 và 38: Mục này dành cho việc kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ trước hoặc khi được cơ quan thuế yêu cầu. Trong đó, chỉ tiêu 37 là điều chỉnh giảm và chỉ tiêu 38 là điều chỉnh tăng.
Sau khi cập nhật xong các thông tin trên, người khai thuế bấm ghi để lưu. Như vậy, chúng ta đã hoàn tất quy trình khai thuế GTGT. Tiếp theo, chúng ta tiến hành kết xuất XML và nộp hồ sơ khai thuế qua mạng điện tử cho doanh nghiệp của mình.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?
Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
Có bao nhiêu loại thuế suất thuế GTGT
Các phương pháp tính thuế GTGT?
Dịch vụ thiết kế website cho chịu thuế GTGT không?