Nhiều người nói rằng: “Cứ kinh doanh thôi, cần gì phải thành lập Doanh nghiệp cho phiền phức”. Ý kiến này không hẳn là sai nếu như bạn dự tính chỉ hoạt động trong thời gian ngắn. Việc kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Đặc biệt với những người xác định kinh doanh lâu dài, bài bản, có định hướng phát triển lớn mạnh.
Theo thống kê của Cổng thông tin quốc gia, có 125.252 doanh nghiệp mới thành lập trong 11 tháng vừa qua của năm 2020. Trung bình mỗi tháng có 11.300 doanh nghiệp ra đời. Năm 2020 nền kinh tế gặp không ít khó khăn vì đại dịch Covid-19 nhưng số doanh nghiệp mới thành lập vẫn rất lớn, vậy vì sao nhiều người lại chọn thành lập công ty, doanh nghiệp và nó mang lại lợi ích gì?
Nội dung bài viết
Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp
Lợi ích về kinh tế
Thứ nhất, chỉ khi đăng ký Doanh nghiệp, người kinh doanh mới có Mã số doanh nghiệp và Mã số thuế. Ngoài ra có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Có nghĩa, đã được Nhà nước công nhận và xác định là có tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký. Mỗi một đối tác sẽ yên tâm hơn nhiều khi ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp. Thay vì một cá nhân nhỏ bé.
Thứ hai, chỉ Doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn, các cá nhân không thể thực hiện được việc này. Với các đối tượng khách hàng cần hóa đơn để làm cơ sở minh bạch hóa chi phí thì đương nhiên họ sẽ sử dụng dịch vụ, mua hàng của một doanh nghiệp.
Lợi ích về tài chính
Việc thành lập công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Các cá nhân cùng muốn kinh doanh có thể dễ dàng tiến hành góp vốn; hoặc các cá nhân cũng có thể góp vốn cùng các Doanh nghiệp khác để thành lập một Doanh nghiệp; hoặc cũng có thể góp vốn vào một Doanh nghiệp đang tồn tại. Shark tank là một ví dụ. Chưa nói đến bạn có gọi được vốn từ các Shark hay không. Nhưng để tham gia và có tư cách kêu gọi vốn thì điều đầu tiên bạn phải là một doanh nghiệp để các Shark có thể tin tưởng và đầu tư. Việc góp vốn vào Doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước chứng nhận. Chính vì vậy các cá nhân có thể yên tâm về việc được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ.
Phân chia quyền và trách nhiệm
Một Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng, minh bạch, với các quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn/cổ đông, các chức danh quản lý quan trọng được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014.
Tất nhiên, ngoài thành lập Doanh nghiệp, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn loại hình Hộ kinh doanh cá thể; hoặc Hợp tác xã, tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh của mình