Nội dung bài viết
Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10/2020
Doanh nghiệp thành lập mới
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 10/2020 là 12.205 doanh nghiệp; với số vốn đăng ký là 165.601 tỷ đồng; tăng 18,4% về số doanh nghiệp. Và giảm 18,5% về vốn đăng ký so với tháng 9/2020; tăng 0,2% về số doanh nghiệp và tăng 15,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2020 là 72.413 người; giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2019; và giảm 12,7% so với tháng 9/2020.
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Tháng 10/2020 ghi nhận 5.044 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; tăng 10,4% so với tháng 9/2020; tăng 32,4% so với tháng 4/2020 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội ở nước ta); và giảm 30,4% so với cùng kỳ năm 2019. Một phần nguyên nhân dẫn đến số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm so với cùng kỳ là do số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tháng 10/2019 tăng đột biến (7.247 doanh nghiệp); tăng 109,9% so với cùng kỳ 2018 (cao hơn trung bình giai đoạn 2015-2018 là 70,6%).
Trong số 5.044 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trước thời hạn là 574 doanh nghiệp (chiếm 11,4%); tăng 3,6% so với tháng 9/2020 và tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Trong tháng 10/2020, có 8.285 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 9,0% so với tháng 9/2020; trong đó: 3.293 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 3.579 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chờ làm thủ tục giải thể; và 1.413 doanh nghiệp giải thể.
Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
Tháng 10, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 3.293 tăng 0,7% so với tháng 9/2020; tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2019 cao hơn nhiều tốc độ tăng trung bình tháng 10 giai đoạn 2015-2019 (15,9%).
Trong số 3.293 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Bán buôn, bán lẻ là các doanh nghiệp có tỷ lệ tạm ngừng cao nhất; chiếm 36,3%. Điều này có thể hiểu được, do tác động tác động của đại dịch Covid, ngành Bán buôn; bán lẻ gặp nhiều khó khăn. Như sức mua giảm, thay đổi trong hành vi tiêu dùng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Đây cũng là lĩnh vực doanh nghiệp có thể dễ dàng gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể trong tháng 10/2020 là 3.579 doanh nghiệp; giảm 28,6% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 12,6% so với tháng 9/2020; Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.413 doanh nghiệp; tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 18,6% so với tháng 9/2020.
Số liệu về doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể giảm so với cùng kỳ năm 2019; cùng với việc số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn tăng so với cùng kỳ năm trước; cho thấy xu hướng các doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn. Để chờ đợi cơ hội kinh doanh mới tốt hơn; hoặc thận trọng hơn để nghe ngóng các thông tin tích cực từ thị trường. Cũng như các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới của Chính phủ. Nhằm giải quyết các khó khăn về vốn và đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2020
Với quyết tâm thực hiện mục tiêu kép: “vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần chống dịch như chống giặc, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân”, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, qua đó đã kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thực hiện giãn cách xã hội (tháng 4/2020); cũng như hạn chế giao thương ở trong nước cũng như các quốc gia trên thế giới; Để ưu tiên phòng dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm đã khiến cho nhu cầu thị trường giảm mạnh. Ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tinh thần khởi nghiệp của người dân. Do vậy, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2020 có sự giảm sút nhẹ về số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng như gia tăng về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong ngắn hạn so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh nghiệp thành lập mới
Trong 10 tháng đầu năm 2020, cả nước có 111.160 doanh nghiệp thành lập mới; giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2020 đạt 14,3 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp gia nhập thị trường đang có xu hướng tăng lên.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm 2020 là 3.892.036 tỷ đồng (tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2019), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 1.594.083 tỷ đồng (tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2019) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 2.297.953 tỷ đồng (tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2019) với 32.623 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn. Số vốn đăng ký tăng thêm đã cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp đang hoạt động về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng đầu năm 2020 là 850.315 lao động, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019.
– Phân theo lĩnh vực hoạt động:
Có 15/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019; đặc biệt đáng chú ý là các ngành: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 35,9%); Hoạt động dịch vụ khác (giảm 33,8%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 22,2%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (giảm 17,8%); Kinh doanh bất động sản (giảm 17,6%) và Giáo dục và đào tạo (giảm 11,8%). Đây là những ngành được xem là chịu tác động nặng nề và lâu dài nhất bởi dịch bệnh Covid-19.
Ở xu hướng ngược lại, 02 ngành có số lượng doanh nghiệp đăng ký trong 10 tháng tăng so với cùng kỳ năm 2019 là Sản xuất, phân phối điện, nước, gas có 4.241 doanh nghiệp (tăng 269,4%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 1.949 doanh nghiệp (tăng 31,1%). Một nguyên nhân giải thích cho việc tăng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập với tỷ lệ cao ở các ngành kinh doanh này vì đây là những ngành nghề kinh doanh thiết yếu, dù có sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 những ngành này vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thêm vào đó là sự chuyển dịch xu hướng kinh doanh trong thời điểm hiện tại từ các ngành bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh sang những ngành nghề kinh doanh chịu ít rủi ro hơn. Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ được tập trung phát triển; doanh nghiệp nông nghiệp phát triển mạnh (năm 2020 xuất khẩu nông sản ước đạt 41 tỷ USD).
– Phân theo địa bàn:
10 tháng đầu năm 2020 ghi nhận sự giảm sút về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập ở 3/6 khu vực trên cả nước.
Khu vực Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất với 46.025 doanh nghiệp (chiếm 41,4% cả nước) và số vốn đăng ký là 890.628 tỷ đồng (chiếm 55,9% cả nước). Tiếp đó là Đồng bằng Sông Hồng với 32.886 doanh nghiệp (chiếm 29,6% cả nước) và số vốn đăng ký là 388.191 tỷ đồng (chiếm 24,4% cả nước). Tây Nguyên là khu vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước với 4.072 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 3,7% cả nước) và số vốn đăng ký là 50.512 tỷ đồng (chiếm 3,2% cả nước).
– Phân theo quy mô vốn:
Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 99.089 doanh nghiệp (chiếm 89,1%, giảm 2,9% so với cùng kỳ 2019). Một điểm đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở tất cả quy mô vốn đều đang có sự giảm sút, cụ thể: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô từ 10 – 20 tỷ đồng là 6.141 doanh nghiệp (chiếm 5,5%, giảm 5,7% so với cùng kỳ 2019);
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô từ 20 – 50 là 3.195 doanh nghiệp (chiếm 2,9%, giảm 1,9% so với cùng kỳ 2019); số doanh nghiệp đăng ký thành lập với quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ đồng là 1.395 doanh nghiệp (chiếm 1,3%, giảm 9,1% so với cùng kỳ 2019) và số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô trên 100 tỷ đồng là 1.340 doanh nghiệp (chiếm 1,2%, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019).
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 10 tháng đầu năm nay là 37.710 doanh nghiệp; tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động trong 10 tháng đầu năm 2020 tăng trên hầu hết các lĩnh vực. Trong đó đáng lưu ý là các ngành: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (13.573 doanh nghiệp, chiếm 36%, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019); Xây dựng (5.537 doanh nghiệp, chiếm 14,7%, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019); Công nghiệp chế biến, chế tạo (4.620 doanh nghiệp, chiếm 12,3%, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2019); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (2.485 doanh nghiệp, chiếm 6,6%, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2019);
Dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.185 doanh nghiệp, chiếm 5,8%, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2019); Vận tải kho bãi (2.051 doanh nghiệp, chiếm 5,4%, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2019); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (2.027 doanh nghiệp, chiếm 5,4%, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019); Kinh doanh bất động sản (1.020 doanh nghiệp, chiếm 2,7%, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2019); Giáo dục và đào tạo (821 doanh nghiệp, chiếm 2,2%, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2019); Hoạt động dịch vụ khác (467 doanh nghiệp, chiếm 1,2%, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2019).
Đây là tín hiệu tích cực cho thấy những lĩnh vực đang có dấu hiệu phục hồi. Đặc biệt là các ngành nghề liên quan tới du lịch.
Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Trong 10 tháng đầu năm 2020, có 85.541 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; bao gồm: 41.783 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; tăng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019; 30.256 doanh nghiệp chờ giải thể, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2019; 13.502 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trung bình mỗi tháng có 8.554 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tăng 15,1% so với trung bình 10 tháng năm 2019.
Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 10 tháng đầu năm 2020 là 41.783 doanh nghiệp; tăng 58,7% với cùng kỳ năm 2019. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm 2019 tiếp tục cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn và dai dẳng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
So với cùng kỳ năm 2019, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng ở tất cả 17 lĩnh vực. Trong đó, một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 là: Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.543 doanh nghiệp, tăng 52,5%); Xây dựng (5.740 doanh nghiệp, tăng 52%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.612 doanh nghiệp, tăng 86,2%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (2.597 doanh nghiệp, tăng 62,8%);
Phân theo địa bàn
Tất cả các vùng lãnh thổ đều tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cao nhất; với 14.821 doanh nghiệp (chiếm 35,5%, tăng 67,9%); tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng với 14.463 doanh nghiệp (chiếm 34,6% cả nước, tăng 55,8%).
Phân theo quy mô vốn
Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng; với 38.098 doanh nghiệp (chiếm 91,2%, tăng 56,7% so với cùng kỳ năm 2019). Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh tăng ở mọi quy mô vốn, cụ thể: Ở quy mô từ 10 – 20 tỷ đồng có 2.031 doanh nghiệp (chiếm 4,9%, tăng 77,7% so với cùng kỳ 2019); Ở quy mô vốn từ 20 – 50 tỷ đồng có 1.055 doanh nghiệp (chiếm 2,5%, tăng 90,4% so với cùng kỳ 2019); Ở quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ đồng có 366 doanh nghiệp (chiếm 0,9%, tăng 81,2% so với cùng kỳ 2019) và quy mô trên 100 tỷ đồng có 233 doanh nghiệp (chiếm 0,6%, tăng 97,5% so với cùng kỳ năm 2019).
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể
Trong 10 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể là 30.256 doanh nghiệp, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (11.215 doanh nghiệp, chiếm 37,1%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (3.481 doanh nghiệp, chiếm 11,5%); Xây dựng (3.290 doanh nghiệp, chiếm 10,9%).
Phân theo lãnh thổ
Đông Nam Bộ là có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất (12.479 doanh nghiệp, chiếm 41,2%); tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Hồng (6.413 doanh nghiệp, chiếm 21,2%) và khu vực Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung (5.414 doanh nghiệp, chiếm 17,9%).
Phân theo quy mô vốn
Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động chờ giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng; với 27.209 doanh nghiệp (chiếm 89,9%, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019). Số lượng doanh nghiệp chờ giải thể tăng ở 4/5 quy mô vốn, cụ thể: Ở quy mô từ 10 – 20 tỷ đồng có 1.509 doanh nghiệp (chiếm 5,0%, tăng 4,1% so với cùng kỳ 2019); Ở quy mô từ 20 – 50 tỷ đồng có 818 doanh nghiệp (chiếm 2,7%, giảm 12% so với cùng kỳ 2019); Ở quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ đồng có 359 doanh nghiệp (chiếm 1,2%, giảm 5,5% so với cùng kỳ 2019) và ở quy mô trên 100 tỷ đồng có 361 doanh nghiệp (chiếm 1,2%, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2019).
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 10 tháng đầu năm 2020 là 13.502 doanh nghiệp, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 10 tháng đầu năm 2020, đa số doanh nghiệp giải thể có thời gian hoạt động ngắn, cụ thể: Số doanh nghiệp đã giải thể có thời gian hoạt động dưới 1 năm là 563 doanh nghiệp (chiếm 4,2%); từ 1 đến dưới 5 năm là 8.713 doanh nghiệp (chiếm 64,5%); số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể có thời gian hoạt động từ 5 năm đến dưới 10 năm là 2.476 doanh nghiệp (chiếm 18,3%). Số doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên là 1.750 doanh nghiệp (chiếm 13%).
9/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Các lĩnh vực có tỷ lệ giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2019; bao gồm: Kinh doanh bất động sản; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas và Giáo dục và đào tạo; với tỷ lệ tăng lần lượt là 49,4%, 43% và 31,4%.
Phân theo vùng lãnh thổ
03 vùng có số lượng doanh nghiệp giải thể trong 10 tháng đầu năm 2020 tăng so cùng kỳ năm 2019 là: Đông Nam Bộ (5.960 doanh nghiệp, tăng 15,4%), Đồng bằng sông Hồng (3.114 doanh nghiệp, tăng 15,2%) và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2.058 doanh nghiệp, tăng 5,1%).
Phân theo quy mô vốn
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 11.942 doanh nghiệp; (chiếm 88,4%) , giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019). Ở 4/5 quy mô vốn còn lại, số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể đều ghi nhận tăng, cụ thể: Ở quy mô từ 10 – 20 tỷ đồng có 734 doanh nghiệp (chiếm 5,4%, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2019); Ở quy mô từ 20 – 50 tỷ đồng có 408 doanh nghiệp (chiếm 3%, tăng 15,9% so với cùng kỳ 2019); Ở quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ đồng có 195 doanh nghiệp (chiếm 1,4%, tăng 24,2% so với cùng kỳ 2019) và ở quy mô trên 100 tỷ đồng có 223 doanh nghiệp (chiếm 1,7%, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2019).
Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài. Do vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần hoạch định và thực thi có hiệu quả; các chính sách thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các đối tượng này. Từ đó có thể giảm số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường,
Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh