Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện có 05 loại hình Doanh nghiệp chính. Trong đó, Công ty TNHH Một thành viên và Hai thành viên trở lên là hai loại hình phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Vậy có những đặc điểm nào để phân biệt giữa hai loại công ty TNHH này? Ưu và nhược điểm của chúng? Thành lập công ty TNHH Một thành viên hay Hai thành viên trở lên thì có lợi hơn? Cùng FATO tìm hiểu trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
Đặc điểm phân biệt công ty TNHH Một thành viên và Hai thành viên trở lên
Điểm giống nhau giữa hai loại hình
- Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.
So sánh điểm khác nhau
Số lượng thành viên
– Công ty TNHH Một thành viên là do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu;
– Công ty TNHH Hai thành viên trở lên do nhiều thành viên là cá nhân; hoặc tổ chức cùng góp vốn và làm chủ sở hữu. Số lượng thành viên phải từ 02 và không vượt quá 50.
Tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH
– Đối với Công ty TNHH Một thành viên việc tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
– Ngược lại công ty TNHH Hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Tăng vốn góp của thành viên;
- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
- Công ty có thể giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020.
Quyền chuyển nhượng góp vốn
– Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty với điều kiện là công ty TNHH MTV.
– Đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên:
- Nếu thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại;
- Các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại.
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH
– Công ty TNHH MTV không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên.
– Công ty TNHH Một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Công ty TNHH Hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trách nhiệm đối với vốn góp
– Chủ sở hữu công ty TNHH MTV chịu trách nhiệm về các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Thành viên công ty TNHH Hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành lập công ty TNHH Một thành viên hay Hai thành viên trở lên thì có lợi hơn?
Mỗi loại hình công ty TNHH đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào số lượng thành viên góp vốn, cơ cấu tổ chức mà bạn cân nhắc lựa chọn loại hình công ty cho phù hợp. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của hai loại hình công ty này. Bạn có thể xem xét và lựa chọn theo điều kiện của mình.
Ưu điểm của công ty TNHH Một thành viên
– Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;
– Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp. Không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp. Hoặc một số tổ chức có thể tách vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác;
– Chủ sở hữu công ty TNHH Một thành viên chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu;
– Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động;
– Vấn đề chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ.
Nhược điểm của công ty TNHH Một thành viên
– Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế;
– Công ty TNHH Một thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn;
– Vì công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Do đó khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Hai loại hình có thể lựa chọn là công ty TNHH Hai thành viên hoặc công ty Cổ phần;
– Công ty TNHH Một thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác theo Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020;
– Tiền lương thanh toán cho chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Công ty TNHH Hai thành viên trở lên có ưu điểm gì?
– Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ. Nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên;
– Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước.
Nhược điểm của công ty TNHH Hai thành viên trở lên
– Do chế độ trách nhiệm hữu hạn, nên uy tín của công ty TNHH Hai thành viên trở lên không được đánh giá cao đối với ngân hàng cũng như các đối tác cho vay vốn;
– Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Thành viên không góp đủ số vốn vào công ty thì cần làm gì?