Sự phát triển của xã hội hiện nay đã khiến cho nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng tăng cao. Cùng với đó, nhu cầu làm đẹp của các đấng mày râu cũng đang tăng lên một cách đáng kể. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm đang mọc lên như nấm ở nước ta. Tuy nhiên, mỹ phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, Luật số 03/2016/QH14 quy định sản xuất mỹ phẩm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bài viết hôm nay của FATO sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về quy trình thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm.
Nội dung bài viết
Quy trình thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm
Quy trình thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm được tiến hành theo đúng trình tự các bước sau:
Bước 1: Thành lập công ty
– Lựa chọn loại hình công ty
– Đặt tên cho công ty
– Chọn trụ sở chính của công ty
– Vốn điều lệ
– Người đại diện theo pháp luật
– Ngành nghề sản xuất của công ty
– Thủ tục thành lập công ty
+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập Công ty sản xuất mỹ phẩm;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
+ Nộp hồ sơ tại: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Thời gian: 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
– Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
– Công bố thông tin là thủ tục bắt buộc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục và nghĩa vụ thuế
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
– Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
– Kê khai và nộp thuế môn bài;
– In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng
Bước 5: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 ban hành kèm Nghị định 93/2016/NĐ-CP;
– Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
– Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
– Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của từng mặt hàng.
– Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Thời hạn: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều kiện tiến hành hoạt động sản xuất mỹ phẩm
Theo Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP và Điều 13 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị 93/2016/NĐ-CP quy định cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Điều kiện về nhân sự
+ Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng
+ Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
+ Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
+ Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
+ Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
+ Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn Thành lập doanh nghiệp?
FATO đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp dựa trên quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp mang tính chính xác cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ giúp Khách hàng có những định hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau thành lập. Chúng tôi giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO sẽ giúp Khách hàng bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Xem thêm:
Có thể chuyển đổi từ công ty TNHH sang cổ phần không?
Có thể chuyển đổi từ công ty cổ phần sang TNHH không?
Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập của công ty cổ phần