Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Chính vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển. Người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là nội dung phân tích chi tiết của các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam.
Nội dung bài viết
Công ty TNHH
Loại hình Công ty TNHH bao gồm Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi của số vốn điều lệ.
+ Có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Công ty TNHH một thành viên sẽ không được quyền phát hành cổ phần.
+ Công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Công ty TNHH một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên
+ Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức;
+ Số lượng thành viên không vượt quá 50 Thành viên;
+ Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định.
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty hợp danh
+ Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty
+ Ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.
+ Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ. Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;
+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty. Tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức;
+ Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa;
+ Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2014.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân huy động vốn.
Doanh nghiệp nhà nước
+ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
+ Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao cho vốn kinh doanh.
+ Tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất. Chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó.
Tức là nhà nước không còn bao cấp như trước đây. Các doanh nghiệp phải tự bù đắp những chi phí. Tự trang trải mọi nguồn vốn đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước xã hội như các doanh nghiệp khác.
Fato là lựa chọn cho sự phát triển bền vững
Mỗi loại Doanh nghiệp lại có những đặc điểm khác nhau. Để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất thì các chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ. Ngoài ra đánh giá đúng mục đích kinh doanh. Cân nhắc thận trọng để hạn chế những sai lầm khi thành lập Doanh nghiệp.
Là “Người trợ lý tận tâm”, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng phát triển lâu dài. Hỗ trợ giúp doanh nghiệp định hình ý tưởng, thực hiện tốt nhất các thủ tục trước và sau khi thành lập. Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Với kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn FATO giúp Bạn hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Mọi sự hỗ trợ về gói dịch vụ trên, quý khách vui lòng gọi về:
Hotline: 0905 795 139 (Ms. Na) – 0905 365 548 (Mr.Trực)
Email: fato.dng@gmail.com
FATO – Người trợ lý tận tâm